Danh tướng tộc Nguyễn
Thủy Tổ An Hòa Hầu Nguyễn Thạc sinh ra các Thiên Mã
An Hòa Hầu Nguyễn Thạc là Thủy Tổ Đại Tộc Nguyễn Triệu Cơ Quỳnh Đôi. Dân gian có ngạn ngữ Hổ Phụ sinh Hổ Tử quả dúng không sai. Nội Thư Chính Chương Nguyễn Bính sinh ra Nguyễn Cảnh đậu cử nhân võ được thăng chức Trấn Thủ Kinh Bắc Tham Tri Chính Sự sau được gia phong Thái Bảo tước Cảnh Quận Công, năm Giáp Ngọ (1354) sinh ra Nguyễn Thạc.
Chi tiếtLược sử dòng họ Nguyễn Triệu Cơ Quỳnh Đôi - Với quê hương đất nước
1- Nguyễn Thạc tước An Hòa hầu là thủy tổ họ Nguyễn Triệu Cơ, Quỳnh Đôi. Ngài là con Thái Bảo Quận Công Nguyễn Cảnh trấn thủ Kinh Bắc, Tham tri chánh sự thời Trần Anh Tông, niên hiệu Úng Long (1293-1314). Ông nội ngài là Nội thư chánh chương tiến sỹ Nguyễn Bính. Năm Canh Thìn (1316) làm Phó tướng cho Trần Khánh Dư. Ngài Nguyễn Thạc sinh năm Giáp Ngọ (1354) tại thôn Hàn Huyên, xã Hàn Giang, huyện Chi Linh, tỉnh Hải Dương, sinh ra trong gia đình võ tướng, được gia đình giáo dưỡng chu toàn cả văn lẫn võ, tuổi nhỏ đã nổi tiếng thông minh, đĩnh ngộ, học giỏi được thầy cô mến mộ, dược nhân dân yêu mến gọi là Hàn Thạc.
Chi tiếtNguyễn Hữu Hào (chữ Hán: 阮有豪, ? - 1713)
NGUYỄN HỮU HÀO là một tì tướng của chúa Nguyễn. Ngoài vai trò cầm quân, ông còn là thi sĩ với tác phẩm Song Tinh bất dạ và một số áng thơ Nôm. Quê tổ của ông ở hương Gia Miêu, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa, nhưng bản thân ông được sinh trưởng ở Phú Xuân. Ông là hậu duệ đời thứ chín của danh thần Nguyễn Trãi và là cháu nội của Tham tướng Chưởng cơ Nguyễn Triều Văn (dòng Nguyễn Hữu, tước Triều Văn hầu, phò triều Lê và Nguyễn sơ), con trưởng Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật (1603-1681), và là anh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 -1700).
Chi tiếtNguyễn Trãi (1380-1442)
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quí tộc. Ông ngoại và cha đều là người có lòng yêu nước thương dân. Nguyễn Trái đã được thừa hưởng tấm lòng vì dân vì nước ấy.
Chi tiếtDanh tướng Nguyễn Chích (1382–1448)
Danh tướng Nguyễn Chích (1382–1448) Quê ở Làng Vạn Lộc, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Là công thần khai quốc nhà Hậu Lê, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
Chi tiếtNguyễn Tri Phương – Danh tướng có công gìn giữ, mở mang vùng đất phương Nam
Nguyễn Tri Phương tên thật là Nguyễn Văn Chương, tên tự là Hàm Trinh, tên hiệu là Đường Xuyên. Ông sinh ngày 09/09/1800, nhằm ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân, trong một gia đình có truyền thống yêu nước, hiếu học tại tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Vua Tự Đức đã cải tên Nguyễn Văn Chương thành Nguyễn Tri Phương lấy ý từ câu “Dõng thả Tri Phương” tức là vừa dũng cảm, vừa mưu lược.
Chi tiếtDanh tướng Nguyễn Khoái (? - ?)
Thời Trần, có hai nhân vật cùng họ cùng tên là Nguyễn Khoái và cùng được sử cũ trân trọng ghi tên. Một người là danh tướng, một người là danh thần. Tuy cùng âm là Khoái nhưng mặt chữ Hán của hai tên gọi này lại hoàn toàn khác nhau. Chữ Khoái (蒯) là tên của danh tướng vốn tên một loài cỏ (cỏ này có thể lấy sợi để dệt). Chữ Khoái (袂-?) là tên của danh thần (người sinh sau danh tướng Nguyễn Khoái chừng nửa thế kỉ) có nghĩa là vui vẻ, sắc sảo, mau chóng... Trang viết nhỏ này chỉ nói về danh tướng Nguyễn Khoái mà thôi.
Chi tiết